|
.
Tóm tắt cơ chế lây nhiễm của COVID-19: Lưu ý tỷ lệ ở lây nhiễm từ các phần cơ thể
Gây dịch COVID-19 là virus SARS-CoV2, thuộc họ Corona Virus. COVID-19 lây lan nhanh từ người sang người, hệ số lây nhiễm khoảng 2-3, tỷ lệ tử vong hiện nay dao động tùy quốc gia từ 2-3% ca nhiễm. Hiểu biết về SARS-CoV2 hiện nay còn hạn chế. Hiện chưa có vaccine phòng và thuốc chữa. COVID-19 lây chủ yếu qua các giọt dịch tiết đường hô hấp của người mang bệnh sang người lành. Virus cần vật chủ để nhân lên, thâm nhập vào vât chủ qua đường niêm mạc (kết mạc, mũi, miệng). Do đó cách lây nhiễm qua 3 cơ chế chính:
1. Các giọt dịch tiết lớn mang virus bắn trực tiếp vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc.
2. Tay dính các giọt dịch tiết mang virus (tay tiếp xúc trực tiếp hoặc vô tình với bề mặt có dính dịch tiết) rồi vô tình tiếp xúc với niêm mạc mũi, miệng, kết mạc.
3. Hít phải các giọt dịch tiết nhỏ mang virus lơ lửng trong không khí trước chúng khi lắng xuống các bề mặt.
4. Ngoài ra, tiếp xúc với phân của BN COVID-19 ở một số giai đoạn của bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm.
Định nghĩa ca nhiễm, ca nghi ngờ và ca có thể:
Ca COVID-19: Là những BN được xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV2 dù có hay không có triệu chứng lâm sàng
Ca nghi ngờ: Là những BN xuất hiện triệu chứng hô hấp +/- sốt >38C trong vòng 10 ngày gần đây KÈM THEO ít nhất 1 trong các yếu tố dịch tễ sau đây:
· Sống hoặc đi qua vùng dịch bao gồm: Các nước EU (27 nước) và Anh, Trung quốc đại lục, Ý, Iran, Hàn quốc, Mỹ, Malaysia, Philippine, Thái lan, Campuchia, Nhật bản. Danh sách này có thể được bổ xung thêm hoặc cắt gọn đi theo diễn biến dịch.
· Tiếp xúc gần (<2m) hoặc trực tiếp với ca có thể hoặc ca COVID-19 (F1) trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng
· Làm việc tại hoặc đến thăm khu điều trị BN COVID-19 trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
Ca có thể: Là ca có đặc điểm như “Ca nghi ngờ”, nhưng không thể làm xét nghiệm khẳng định hoặc loại trừ, đồng thời không lý giải thỏa đáng được các triệu chứng lâm sàng bằng các nguyên nhân khác.
Trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE):
Bao gồm: Bộ quần áo bảo hộ che kín cổ đến chân, cổ tay áo có chun, bằng chất liệu không thấm nước + Bao giầy hoặc ủng
+ Khiên trong suốt bảo vệ mặt hoặc kính bảo vệ mắt + Mũ kín đầu bằng chất liệu không thấm nước + khẩu trang (tối ưu là N95, tối thiểu là khẩu trang phẫu thuật) + Găng tay sạch (không cần vô khuẩn).
Cách mặc (donning) và cách cởi (doffing) bộ PPE: Theo một trình tự ngược nhau:
Mặc: Chuẩn bị đồ PPE Rửa tay Mặc quần Mặc áo Đeo bao giầy/ủng Đeo khẩu trang Đội mũ
Đeo kính/khiên Đeo găng tay trùm cổ tay áo Vào phòng bệnh.
Cởi: Trong phòng bệnh Rửa tay 1, tay đang đeo găng Tháo bao giầy/ủng Cởi áo Cởi quần Tháo khiên/kính Lột bỏ găng Rửa tay 2 Ra khỏi phòng bệnh Tháo mũ Tháo khẩu trang Rửa tay 3, lần cuối cùng.
Lây nhiễm hay xảy ra ở giai đoạn cởi PPE. Trừ kính/khiên cho vào chậu đựng dung dịch khử trùng để dùng lại, toàn bộ đồ PPE phải cho vào túi chuyên dụng, đem đi bằng xe chuyên dụng và xử lý theo quy trình xử trí rác thải lây nhiễm.
RỬA TAY VỚI DUNG DỊCH SÁT TRÙNG/XÀ PHÒNG SAU BẤT CỨ TIẾP XÚC NÀO VỚI BN
QUY TRÌNH XỬ TRÍ BỆNH NHÂN NGHI NGỜ HOẶC XÁC ĐỊNH COVID-19 TẠI PHÒNG MỔ
Áp dụng cho các phòng mổ, phòng tiểu phẫu
Xem xét lại chỉ định mổ cùng phẫu thuật viên:
· Tối cấp cứu Mổ ngay
· Cấp cứu có trì hoãn Trì hoãn tới khi chuẩn bị tốt nhất có thể
· Không cấp cứu Hoãn mổ
Khám gây mê:
· Tối cấp cứu Khám ngay tại phòng mổ sau khi đã mặc PPE.
Ø Yêu cầu xét nghiệm tối thiểu, hạn chế thăm dò khác nếu không thật sự cấp thiết.
Ø Nếu bắt buộc phải có thăm dò khác: Cân nhắc lợi/hại của việc thăm dò và chậm mổ
Ø Vẫn phải thăm dò: Ưu tiên tại phòng mổ nếu có thể. Hạn chế di chuyển BN
· Cấp cứu có trì hoãn Khám tại nơi ra chỉ định mổ, trong phòng cách ly, mặc PPE
· Sau khi khám BSGM, báo phòng mổ để chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và trang thiết bị
Chuyển bệnh nhân lên phòng mổ:
· Phải lên kế hoạch trước về đường vận chuyển BN lên phòng mổ và đường chuyển về bệnh phòng sau mổ.
· Bệnh nhân đeo khẩu trang y tế, đội mũ y tế, nằm giường, cáng hoặc ngồi xe lăn, không nói chuyện khi di chuyển
· Nhân viên y tế:
Ø Trước khi di chuyển, thông báo cho phòng mổ sẵn sang.
Ø Mặc bộ PPE, di chuyển bệnh nhân đến phòng mổ theo lối đi đã xác định trước. Hạn chế tối đa sử dụng thang máy
· Nhanh chóng bàn giao, điền bảng kiểm an toàn phẫu thuật và đưa thẳng vào phòng mổ, không qua phòng trung gian
Tại phòng mổ: Ưu tiên phòng mổ có áp lực âm. Nếu phòng mổ có áp lực dương, tắt hệ thống áp lực dương nếu có thể.
· Hạn chế tối đa người vào phòng mổ: BSGM + PTV + Phụ mổ + Dụng cụ viên + 1 chạy ngoài. Nhân lực tăng thêm tùy tình huống
· Nên chọn bác sĩ và những nhân lực có kinh nghiệm nhất phòng mổ thực hiện ca này.
· Hạn chế tối đa mở cửa phòng mổ trong khi mổ. Việc liên lạc trong-ngoài phòng mổ nên qua bộ đàm, ĐT, ra hiệu…
· Không thay người trong suốt cuộc mổ trừ khi bắt buộc
Chuẩn bị máy mê:
· Đặt filter lọc tại đường thở vào và trước van thở ra của máy thở (xem hình phía dưới), tối ưu là quả lọc HEPA, nếu không có thì quả lọc Safe star 80 (ví dụ MP01785) hoặc Safe star 55 (ví dụ MP01790) cũng chấp nhận được.
· Nếu có máy đo PetCO2: Ưu tiên loại main-stream, lắp cuvette đo CO2 sau phin lọc (theo chiều dòng thở ra)
· Nếu là loại PetCO2 side-stream Đường dẫn mẫu khí thở ra phải lắp sau phin lọc.
Khởi mê và đặt NKQ:
· Cho dự trữ ô xy với lưu lượng 10L/phút qua mask, nói với BN tránh ho nếu có thể
· Áp dụng quy trình đặt NKQ nhanh, giãn cơ Suxamethonium 2mg/kg trừ chống CĐ
· Chỉ đặt NKQ sau khi đã chắc chắn mất hoàn toàn phản xạ ho
· Ưu tiên đặt NKQ bằng Camera, mặt người đặt NKQ xa miệng BN tối đa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
· Không đặt NKQ bằng ống soi mềm với gây tê tại chỗ trừ khi bắt buộc
· Nếu BN tụt SpO2 sau khi ngừng thở, buộc phải thông khí qua mask: Phải đảm bảo giữ mask kín, thông khí với VT thấp hoặc bóp bóng VT thấp, tránh để khí thở ra của BN thoát ra phòng
· Không đặt mask thanh quản, không thở máy kiểu không xâm nhập (NIV) trừ khi có chỉ định bắt buộc
· Phải bơm cớp (cuff) kín trước khi cho thở máy áp lực dương
Duy trì mê: Thông thường. Hạn chế tối đa việc hút NKQ. Tối ưu là dung bộ hút NKQ kín.
Thoát mê và rút NKQ: Hạn chế tối đa để bệnh nhân ho, bắn các giọt dịch tiết ra xung quanh. Đeo khẩu trang phẫu thuật cho BN sau rút NKQ
Gây tê vùng: Không khuyến cáo gây tê vùng cho BN có dấu hiệu thiếu ô xy
Nếu chỉ định, việc gây vùng làm như bình thường với trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên và BN như trên Nên là BSGM có kinh nghiệm nhất thực hiện
Sau mổ:
· Không theo dõi tại phòng hổi tỉnh. Thông báo cho nơi sẽ tiếp nhận hậu phẫu BN COVID-19 chuẩn bị.
· Khi chuyển: BN đeo khẩu trang phẫu thuật, nhân viên mặc PPE, đi theo lối đi đã xác định
· Tiên lượng phải về HSTC + thở máy Thông báo HSTC Chuyển ngay về HSTC dành cho COVID thở máy. Thêm thuốc ngủ, giãn cơ trước khi chuyển. Trong quá trình chuyển BN, hạn chế tối đa việc tháo máy thở. Nếu phải bóp bóng: Bóp với VT thấp và nhẹ nhàng tránh để BN ho, chống máy.
· Tiên lượng rút NKQ, phải vể HSTC Thông báo HSTC Rút NKQ và theo dõi tại PM HSTC dành cho COVID-19
· Tiên lượng không phải về HSTC Báo bệnh phòng Rút NKQ và theo dõi tại PM Bệnh phòng dành cho COVID-19
· Nhân viên mặc PPE tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cởi PPE, đây là khâu gây lây nhiễm cao nhất. Rửa tay đang mang găng với dụng dịch sát khuẩn, sau đó mới cởi PPE. Ngay sau cởi PPE tuyệt đối không chạm tay vào bất cứ vùng cơ thể nào, bất cứ vật gì cho đến khi rửa tay kỹ bằng xà phòng/dung dịch sát trùng
· Rác thải liên quan đến COVID-19 phải cho vào túi nhựa màu vàng, đóng kín Bọc lại bằng túi nhựa vàng thứ 2 Đóng kín
Đi xử lý
· Tiệt trùng ngay lập tức những lối đi mà bệnh nhân vừa di chuyển qua theo quy trình tiệt trùng của bệnh viện
· Tiệt trùng ngay lập tức phòng mổ và những trang thiết bị đã sử dụng cho bệnh nhân (bao gồm đèn đặt NKQ, mandrine, mask, máy thở và dây máy thở, monitoring, xy lanh điện…Thay dây hút khí theo dõi PetCO2, thay các filter lọc trên đường thở)