PHÁC ĐỒ GIẢM ĐAU BẰNG LIDOCAINE TĨNH MẠCH

0
85

Bs Clement Lejeune . BS Francois Barbotin-Larrieu

1. Mục đích

– Cải thiện giảm đau sau mổ

– Cải thiện sự hồi phục sau mổ

– Giảm thời gian nằm viện

2. Đặc tính của lidocaine

– Thuốc tê

– Thuốc giảm đau đường toàn thân: tác dụng trực tiếp trên các sợi thần kinh đau và tủy sống, trên các loại đau do thần kinh,

– Tăng hồi phục nhu động ruột

– Kháng viêm

– Chống tạo huyết khối

– Bảo vệ thần kinh

3. Tác dụng của lidocaine truyền tĩnh mạch

– Giảm nhu cầu thuốc mê và thuốc giảm đau trong mổ

– Giảm đau và giảm tăng đau sau mổ

– Tăng phục hồi nhu động ruột

– Sự hồi phục của Bn sau mổ nhanh hơn nếu kết hợp với các phương thức khác : không đặt ống thông dạ dày, cho ăn lại sớm, vận động sớm.

– Giảm thời gian nằm viện

4. Chỉ định

– Phẫu thuật lớn vùng bụng, ngực, phẫu thuật phổi bằng đường mở nếu tê ngoài màng cứng bị từ chối hay chống chỉ định hoặc

– Phẫu thuật lớn vùng bụng, ngực qua đường nội soi

Thí dụ :
            Nội tạng : ruột già, túi mật, dạ dày

            Niệu khoa: cắt bàng quang, cắt thận

            Ngực: cắt phổi, cắt thùy phổi, cắt màng phổi

5. Chống chỉ định

– Nếu tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật mở bụng

– Suy thận, suy gan, suy tim, rối loạn nhịp tim hay rối loạn dẫn truyền

– Động kinh chưa kiểm soát tốt

Trong trường hợp này, dùng Lidocaine hạn chế trong lúc mổ vì hiệu quả đã biết.

6. Cách cho thuốc

Bác sĩ gây mê ghi rõ liều, thời gian bắt đầu trên phiếu gây mê và phiếu điều trị sau mổ.

Trên Bn béo phì hay thừa cân, dùng CÂN NẶNG LÝ TƯỞNG để tính liều thuốc

Tại phòng mổ

– Trên đường truyền tĩnh mạch có van chống dội ngược và gắn gần với catheter để tránh tịch tụ Lidocaine trong dây truyền dịch.

Khởi mê , lidocaine 2%= 1 mg/kg tiêm một liều bolus (thí dụ , Bn 80 kg: ống chích 50 ml Lidocaine 2%, bolus 4 ml) – (1ML=20MG)

Trong mổ : lidocaine 2%= 1, 5 mg/kg/giờ qua bơm tiêm điện (thí dụ, : Bn 80 kg, ống chích 50 ml Lidocaine 2%, truyền TM 6 ml/giờ).

Tại phòng hồi tỉnh : tiếp tục truyền Lidocaine 2% = 1mg/kg/giờ qua bơm tiêm điện,

CHUẨN BỊ MỘT ỐNG CHÍCH MỚI 40 ML LIDOCAINE 2% ĐỂ TRUYỀN TẠI PHÒNG HỒI TỈNH,

(Thí dụ, BN 80 Kg, ống chích 50 ml Lidocaine 2%, truyền 4 ml/giờ)

Tại Phòng Hồi Tỉnh, tiếp tục truyền Lidocaine cho đến khi hết thuốc trong ống chích, sau đó NGỪNG +++. Không pha thêm thuốc nữa.

7. Tác dụng phụ: Với liều dùng này, không có độc tính của Lidocaine

Theo dõi các dấu hiệu ngộ độc Lidocaine

– Vị kim loại trong miệng

– Tê môi, tê lưỡi, lạnh run, hoa mắt

– Nhức đầu

8. Biến chứng

– Co giật

– Ngừng tim sau nhịp xoang chậm

9. Tài liệu tham khảo

  • Recommandation formalisées d’expert 2008. Prise en charge de la douleur postopératoire chez l’adulte et l’enfant. AFAR 27 (2008) 1035-1041. Comité douleur-anesthésie locorégionale et le comité des référentiels de la SFAR.
  • Prise en charge multimodale de la chirurgie abdominale majeure – A.KABA et J.JORIS Département AR CHU de Liège.
  • http://www.biam2.org/www/Sub756.html
  • La Lidocaïne par voie intraveineuse- MAPAR 2008- Jean Joris- Département AR CHU Liège- P.465.
  • Protocole Lidocaïne-Kétamine – Dr B. Rives – Hôpital FOCH- http://www.anesthesie-foch.org/s/spip.php?article873
  • La lidocaïne intraveineuse dans le réhabilitation postopératoire en chirurgie abdominale majeure- Mathieu Série M D – Université de Montréal – ANESTHESIOLOGIE- Conférences Scientifique- 2008- Volume 7, numéro 4 –
  • Place de la lidocaïne par voie intraveineuse dans la prise en charge de la douleur postopératoire.- Emanuel Marret, Francis Bonnet- Département d’A R – Hôpital TENON (PARIS).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here